Giảo cổ lam mọc ở độ cao 200- 2000m, trong những rừng thưa và ẩm ở nước ta. Cây còn mọc ở Trung Quốc, Thái lan, Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ, Nepan, …
Dấu hiệu nhận biết:
Giảo cổ lam là 1 loại dây leo, có thân nhỏ, tua cuốn đơn ở nách lá. Lá kép, dạng hình chân vịt, có từ 5-7 lá chét với mép răng cưa, dài từ 3-9cm, rộng từ 1,5-3cm, cuống lá dài từ 3-4cm. Cây đực và cây cái riêng biệt. Cụm hoa dạng hình chùy, mang nhiều hoa nhỏ có màu trắng, cánh hoa rời nhau xòe có hình sao, cao 2,5cm, có 5 nhị, bao phấn hình đĩa, và bầu có 3 vòi nhụy.
Giảo cổ làm có quả hình cầu, đường kính từ 5-9mm, khi chín có màu đen, có từ 2-3 hạt với kích thước khoảng 4mm. Mùa hoa tháng 7-8, và mùa quả tháng 9-10.
Bài thuốc giảo cổ lam
Giảo cổ lam có vị ngọt đắng, tính hàn, và vô độc; vào các kinh Tỳ, Phế, Tâm và Thận. Cây có tác dụng ích khí kiện tỳ (tăng cường tiêu hóa), giúp thanh nhiệt giải độc, chỉ khái hóa đàm (chống ho tan đờm), và dưỡng tâm an thần.
Ngoài ra, cây còn chủ trị bệnh hậu hư nhược (suy nhược sau khi mắc bệnh),phế nhiệt đàm khái (ho khạc ra đờm do phế nhiệt) khí hư âm thương (phần khí, phần âm bị thương tổn), khí suyễn, tâm quý thất nhãn (tim loạn nhịp, mất ngủ).
Cách dùng: Mỗi ngày dùng từ 10-20g, sắc uống hoặc hãm trà uống.
Kiêng kỵ: Không nên dùng trong các chứng “hư hàn”.
15 năm trở lại đây, ở Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác, đã bắt đầu tiến hành những nghiên cứu mới, phát hiện thấy giảo cổ lam có nhiều tác dụng tốt. Hiện trên thị trường đã xuất hiện nhiều chế phẩm từ cây giảo cổ lam, một số đó đã có mặt ở nước ta.
Cây giảo cổ lam là một cây thuốc quý, có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người.