Phòng bệnh ngứa cho gia đình vào mùa đông
- Thứ tư - 10/01/2018 23:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình vào mùa đông là việc làm hết sức cần thiết đối với mọi người, để phòng bệnh ngứa hãy tham khảo bài viết sau để chúng ta cần có những biện pháp phòng và trị bênh.
Một trong những nguyên nhân gây ngứa mùa đông theo Đông Y là do phong hàn bên ngoài tác động, khiến cơ thể phản ứng lại sinh dị ứng, mẩn ngứa, mề đay. Còn theoTây y cho rằng, mùa đông hanh khô, lạnh lẽo, tiết bã bị hạn chế, chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi, lượng máu cung cấp cho da giảm… khiến da mất nước và khô rát, bong tróc gây ngứa , da sẩn phù nhiều hơn các mùa khác. Bệnh ngứa mùa đông không chừa ai và hay tái phát, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng làm bệnh nhân khó chịu.
Phòng bệnh ngứa cho gia đình vào mùa đông là kiến thức mọi người nên biết để phòng tránh, CÙNG BẠN LÀM ĐẸP sẽ hướng dẫn các cách phòng tránh cho bạn và gia đình.
Ngứa da toàn thân mùa đông có biểu hiện rõ ràng nhưng lại khó chữa. Bệnh nặng khiến vùng da ngứa bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết, các vết xước do gãi tạo vết trợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Nhiều người đến viện thì làn da đã trầy xước, chảy máu, nhiễm trùng. Nếu ngứa do các loại hóa chất thì tay chân phản ứng mọc nhiều mầm mụn, khi vỡ thì da sẽ bị đóng vẩy gây ngứa gãi và dễ bị bội nhiễm vi trùng.
1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ngứa:
- Ngứa do thời tiết lạnh có thể từ lâm râm đến dữ dội, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Da của người bệnh thường bị sẩn, phù, xuất hiện rất nhanh ở bất kỳ vùng da nào, kích thước, hình dáng các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng.
- Những người làm việc trong môi trường điều hòa làn da càng dễ bị mất nước, khô và nứt nẻ, cũng hay bị ngứa, mẩn đỏ nhưng chăm sóc da sai cách khiến da nổi mụn, mẩn ngứa nhiều hơn.
- Việc dùng nước nóng khi tắm, bật máy sưởi, lò sưởi… để được ấm áp khiến da thêm khô và ngứa. Những người có tiền sử bị viêm da cơ địa, dị ứng thời tiết, mày đay, chàm, vẩy nến, á sừng, da bị mụn, khô mốc… bị ngứa da nhiều hơn khi mùa đông đến
- Nhiều người bị ngứa còn sai lầm là ngâm mình trong nước nóng rất lâu nhằm bớt ngứa, mà không biết là càng dùng nước nóng lâu càng làm da mất hết chất nhờn, mau khô, nứt nẻ, ngứa sẽ nhiều hơn.
- Nếu ngứa toàn thân ở phụ nữ mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, vì việc dùng thuốc lúc thai kỳ khá khó khăn.
2. Cách phòng và trị bệnh ngứa mùa đông hiệu quả:
- Bạn đề phòng ngứa vào mùa đông cần chú ý dùng kem dưỡng ẩm (kem dạng gel, kem mỡ), hoặc sữa dưỡng thể để thoa lên da thường xuyên.
- Nếu ngứa nhẹ (dị ứng, mẩn ngứa, mề đay do lạnh) không cần dùng thuốc, chỉ cần kiêng gió, lạnh, tắm nước lạnh và nóng quá, nhộng, tôm cá nhỏ… và dùng các mẹo dưới đây:
+ Cách 1: Khi mưa rét rất dễ bị nổi mẩn, mề đay: Hãy lấy quần áo khô cho vào chảo rang nóng rồi mặc vào sẽ hết dị ứng mề đay do mưa lạnh.
+ Cách 2: Mật ong 2 muỗng (30 ml), đun nóng thoa lên chỗ da đang ngứa, để yên 15 phút, rửa sạch. Mật ong dưỡng ẩm tự nhiên, kháng khuẩn, phục hồi vùng da bị hư tổn, chống ôxy hóa tốt.
+ Cách 3: Bài thuốc nam đơn giản, dễ làm, lành tính:
- Lá tía tô (tác dụng tán phong hàn, chữa phong hàn ngoại cảm).
- Kinh giới (giúp trừ phong hàn, giúp giải cảm, chữa dị ứng).
- Lá đinh lăng (giúp giải độc mát gan, chữa dị ứng).
- Rau má (giúp giải độc, mát gan, chữa dị ứng, bổ máu…).
Mỗi lá trên lấy 50g tươi - hoặc 30g khô – cho vào máy xay sinh tố, hoặc sắc lấy nước uống tới khi hết ngứa.
+ Cách 4: Lô hội (gọt vỏ, dùng phần nhựa trong suốt) thoa lên chỗ đang ngứa, giúp giữ nước, da se khít mịn màng, tạo màng bảo vệ chống chất bẩn xâm nhập qua lỗ chân lông.
+ Cách 5: Nước hoa hồng và glycerine Glycerine hòa đều, thoa lên da, giúp da dưỡng ẩm tự nhiên.
+ Cách 6 - Tắm bằng nước ấm có pha bột nở (baking soda), tỷ lệ 3 phần bột nở, 1 phần nước. Ngâm mình 30-60 phút/ngày sẽ giảm ngứa. Sau khi tắm dùng khăn mềm thấm nhẹ trên vùng da ngứa.
Lưu ý khi tắm mùa đông:
- Việc tắm rửa sạch thường xuyên, nhất là cần vệ sinh vùng kín, nách… để da sạch, thoáng là cần thiết. Nhưng mùa đông không nên tắm quá nhiều, người già và trẻ sơ sinh chỉ nên tắm 1-2 lần/tuần. Những người da quá khô chỉ nên tắm 3 lần/tuần.
- Những người da khô thì cũng không nên dùng sữa tắm, mà chỉ dùng nước sạch pha vừa đủ tan giá để tắm. Tránh dùng dầu khoáng chất sau khi tắm để tránh bị bít kín lỗ chân lông.
- Không dùng nước nóng già vì dễ làm da bị khô nứt gây ngứa do mất chất nhờn bảo vệ.
- Riêng trẻ em bị ngứa da, nên dùng lá chè xanh đun lên tắm cho bé sẽ đỡ ngứa kết hợp với thoa thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Nên dùng sữa tắm để tránh khô da. Sau khi tắm dùng các loại sữa dưỡng ẩm, kem dưỡng da thảo dược thiên nhiên. Không nên dùng các sản phẩm làm sạch da có độ kiềm cao như xà phòng, hóa chất tẩy rửa vì gia tăng ngứa. Nếu dùng chỉ nên để khử hết mùi hôi, không nên xoa lên mặt, vai, đùi, bụng, lưng, tay chân...
Bệnh ngứa da do thời tiết không thể chữa khỏi hẳn, mà chỉ chữa khỏi theo từng đợt. Với một số người trời ấm là cơn ngứa cũng hết. Vì vậy, khi thấy da mẩn ngứa cần giữ vệ sinh, tránh gãi mạnh để không bị viêm nhiễm. Nếu ngứa tiến triển nặng cần đi khám chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc, không tự ý mua thuốc về dùng.