CÙNG BẠN LÀM ĐẸP - CHIA SẼ NHỮNG KIẾN THỨC LÀM ĐẸP TỪ THIÊN NHIÊN

https://cungbanlamdep.net


Những bài thuốc từ cây ngải cứu

Ngải cứu được dùng làm món ăn và vừa có tác dụng để chữa bệnh đã quá quen thuộc với mọi người, với những cách làm đơn giản và nguyên liệu sẵn có bạn nên sử dụng để bảo vệ sức khỏe, phòng và chữa bệnh của mình và cả gia đình.
Những bài thuốc từ cây ngải cứu
 
Không phải ai cũng biết đến những bài thuốc dân gian chữa bệnh bằng cây thảo dược. Sử dụng thảo dược làm thuốc rất tốt giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây gây ra. Thảo dược dễ kiếm, dễ sử dụng nhưng hiệu quả trong việc hỗ trợ và chữa bệnh là rất tốt.
Những bài thuốc từ cây ngải cứu là một trong những bài thuốc chữa bệnh bằng cây thảo dược. Công dụng của ngải cứu chữa được cá bệnh như: đau bụng kinh, đau nhức khớp, thổ huyết...CÙNG BẠN LÀM ĐẸP sẽ hướng dẫn các bài thuốc làm từ cây ngải cứu.
 
 
Những bài thuốc từ cây ngải cứu


1. Đặc điểm của cây ngải cứu:


- Cây ngải cứu còn gọi là ngải diệp có tên khoa học là Artemisia vulgaris L., thuộc họ Cúc. Ngải cứu là cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,4-1m; cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá sẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc, vị đắng hay rất đắng tùy theo mùa. Cụm hoa hình đầu nhỏ, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành, hoa màu vàng lục nhạt,.
- Ngải cứu được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là hái cành và lá vào tháng 6 (gần tương ứng với mồng 5 tháng 5 âm lịch), phơi khô trong râm mát. Có khi hái về phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu.
- Cây ngải cứu có chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, á-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin.
- Ngải cứu có tính ôn, hơi cay, dùng điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, động thai thổ huyết…
 

2. Những bài thuốc từ cây ngải cứu:


2.1. Dùng ngải cứu chữa điều kinh:


- Trước kỳ kinh dự kiến 1 tuần, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) ngải cứu sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g).
- Nếu kinh nguyệt không đều: hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, 200ml nước sắc còn 100mlchia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn, thêm chút đường để dễ uống.


2.2. Dùng ngải cứu để an thai:


Phụ nữ đang mang thai, nếu thấy hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, ngày uống 3 - 4 lần. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích tử cung có thai nên không gây sảy thai.

 
 
Những bài thuốc từ cây ngải cứu,



2.3. Dùng ngải cứu chữa mụn, mẩn ngứa làm đẹp da:

Lấy lá ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.

2.4. Ngải cứu dùng để sơ cứu vết thương:

Lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức.

2.5. Ngải cứu chữa đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt:

Lấy 300gr ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong vòng 1-2 tuần.
 
2.6. Bài thuốc dùng Ngải cứu để lưu thông máu lên não:

Lấy 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn.

 
Những bài thuốc từ cây ngải cứu


2.7. Ngải cứu chữa suy nhược cơ thể, kém ăn:

1 con gà ri (gà ác) 150gr, 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, , hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.

2.8. Chữa cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh:

+ Cách 1: Ngải cứu: 300gr, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh) nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút.
+ Cách 2: Nấu lá ngải cứu với, 100gr tần dầy lá,100gr lá tía tô, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.

Lưu ý: Ngải cứu được cho là tốt cho sức khỏe, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc làm toàn thân co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến kính quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt.
 
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây