Các loại thuốc cần uống khi bị mụn bọc

Thứ tư - 22/03/2017 09:43
Nếu mặt bạn bỗng nhiên xuất hiện mụn bọc, khi đó bạn mua thuốc gì để chữa  trị?Thuốc uống dùng để chữa trị mụn trứng cá bọc thường có tác dụng kháng viêm và hạn chế tình trạng tiết bã nhờn dưới da, đồng thời làm tiêu tan nhân mụn và ngăn ngừa mụn mới phát sinh. Sau đây là những loại thuốc đã được bác sĩ chỉ định khi điều trị mụn bọc.
Các loại thuốc cần uống khi bị mụn bọc
I. Thuốc kháng sinh
Những thuốc kháng sinh dạng uống như tetracyclin, isotretinoin, erythromycin, minocycline, doxycycline, clindamycin… đều có tác dụng diệt khuẩn P.acnes, giảm tiết dầu, chống viêm da và thông lỗ chân lông nên được dùng để điều trị các mụn nặng như mụn viêm tấy, mụn bọc và các mụn trứng cá kháng thuốc khó điều trị.
 
11

Liều lượng:
Clindamycin (viên 300mg x 2 lần/ngày)
Ciprofloxacin (500mg x 2 lần/ngày)
Minocycline (viên 50mg x 2 lần/ngày)
Doxycycline (viên 100mg x 2 lần/ngày)
Levofloxacin ( 500mg x 1 lần/ngày)
Chống chỉ định: Những phụ nữ đang mang thai không nên dùng vì gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Tác dụng phụ: đối với Isotretinoin, thuốc sẽ dễ gây khô môi, khô da, điếc, quáng gà…Cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng.

II. Liệu pháp hormone
Khi mụn bọc trở nên khó điều trị và kéo dài, bác sĩ thường xem xét đến liệu pháp hormone. Khi đó, liệu pháp hoormon được xem xét, bao gồm là thuốc tránh thai kháng androgen và spironolacton.
 
12

Thuốc tránh thai có tác dụng giảm tiết dầu bởi nó làm ức chế nội tiết androgen gây nên tiết bã nhờn. Liệu pháp hormone này thường kéo dài từ 3 – 6 tháng với những thuốc tránh thai thường dùng như sau:
- Levonorgestrel (100 micrograms) + ethinyloestradiol (20 micrograms) : Điều trị các mụn trứng cá vừa phải.
- Cyproterone acetate (25 – 100 mg hàng ngày, sử dụng từ ngày thứ 5 – 15 của kỳ kinh nguyệt): dùng để điều trị các trường hợp trứng cá nặng.
- Spironolacton ( 50-100 mg x 2 lần/ngày,  dùng ít nhất 3 tháng)
Các thuốc tránh thai thường được kết hợp với thuốc bôi trị mụn khi chữa trị mụn trứng cá nặng. Tuy nhiên, khi sử dụng liệu pháp hoormon này cần phải được bác sĩ kê toa và theo dõi chặt chẽ.
Chống chỉ định: Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không được dùng thuốc này.
Tác dụng phụ: Làm tăng Kali trong máu, nhức đầu, rối loạn kinh nguyệt…
Để điều trị mụn bọc bằng thuốc hiệu quả cao thì cần phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ, và kết hợp với các phương pháp tự nhiên sẽ giúp bạn có làn da không còn mụn trứng cá và mụn bọc.
Xem thêm phương pháp trị mụn cám

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Hiện tại chúng tôi chưa cung cấp sản phẩm dịch vụ trên website này! Trân trọng
Tiêu điểm trong tháng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây