Các loại kháng sinh cần uống khi bị mụn bọc

Thứ sáu - 12/01/2018 17:07
Để chữa trị mụn bọc lâu ngày không khỏi nên cần phải sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chỉ định để hạn chế mụn phát triển và giảm sẹo và vết thâm.
Các loại kháng sinh cần uống khi bị mụn bọc
 
Mụn trên mặt gây mất thẫm mỹ, không tự tin, mụn còn để lại sẹo, vết thâm trên mặt.
Nếu mặt bạn bị mụn bọc khi đã chữa bằng phương pháp sử dụng thảo dược không khỏi khi đó bạn phải làm gì??? Bạn tự mua thuốc về để điều trị??? Điều đó là không nên, cần phải qua bác sĩ da liễu kiểm tra trước khi sử dụng thuốc kháng sinh. Chỉ được sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ tránh trường hợp không khỏi mà lại bị tác dụng phụ, mụn càng nặng hơn khó chữa.

 
 
Các loại kháng sinh cần uống khi bị mụn bọc


Các loại kháng sinh cần uống khi bị mụn bọc thường có tác dụng kháng viêm và hạn chế tình trạng tiết bã nhờn dưới da, đồng thời làm tiêu tan nhân mụn và ngăn ngừa mụn mới phát sinh. Sau đây là những loại thuốc đã được bác sĩ chỉ định khi điều trị mụn bọc.
I.Các loại kháng sinh cần uống khi bị mụn bọc bao gồm:
Những loại thuốc kháng sinh dạng uống như tetracyclin, isotretinoin, erythromycin, minocycline, doxycycline, clindamycin… đều có tác dụng diệt khuẩn P.acnes, giảm tiết dầu, chống viêm da và thông lỗ chân lông nên được dùng để điều trị các mụn nặng như mụn viêm tấy, mụn bọc và các mụn trứng cá kháng thuốc khó điều trị.


1. Dùng kháng sinh Clindamyncin:


Dung dịch 1% có hiệu quả nhất trong việc làm giảm vi khuẩn Propionibacterium acnes (thường gặp ở vùng da nhờn), có tác dụng tốt đối với mụn mủ, sẩn mủ, nhưng đối với nang mụn và nhân mụn thì thuốc ít có hiệu quả.


 
Các loại kháng sinh cần uống khi bị mụn bọc ,



2. Dùng kháng sinh Benzoyl peroxyde:


Benzoyl peroxyde có tác dụng chống vi khuẩn gây mụn, làm giảm axít béo tự do trong nang tuyến bã, làm tiêu nhân mụn. Thuốc này thường gây kích thích da, lột da,  đầu tiên nên dùng loại có nồng độ 5, sau đó tăng lên loại 10 nếu da không bị kích ứng. Loại nồng độ 2,5 dành riêng cho bệnh nhân có làn da nhạy cảm. Nên sử dụng công thức có chất nền là nước (water-based formulation) vì ít gây kích ứng da hơn loại có cồn. Cần tránh nắng trong thời gian dùng thuốc vì ánh nắng làm da cháy đỏ, đen sạm đi.


3. Dùng kháng sinh Erythromycin:


Dung dịch 4% có tác dụng giống Clindamyncin. Sau khi sử dụng  khoảng 12 tuần, khoảng 2/3 bệnh nhân có kết quả tốt.

 

Các loại kháng sinh cần uống khi bị mụn bọc,


 

4. Dùng kháng sinh Tretinoin:


Đây là loại thuốc bôi có hiệu quả trên nhân mụn, làm trồi nhân mụn ra ngoài. Thuốc ít có hiệu quả với mụn mủ và mụn nang. Tretinoin thường gây kích thích da mạnh, gây đỏ da lúc mới bắt đầu điều trị. Khi chưa quen, có thể bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần cho đến khi quen với thuốc. Ban đầu, để thuốc trên da khoảng 30 phút rồi rửa sạch, sau đó thời gian để thuốc tăng dần. Thông thường nên dùng loại nồng độ 0,05. Phải dùng trong 6-12 tuần mới có kết quả tốt. Có thể phối hợp với kháng sinh tại chỗ (ví dụ Efasol, Hiteen, Erylik) làm tăng tác dụng diệt vi trùng gây mụn.


5. Lưu huỳnh:


Là loại thuốc cổ điển, nhưng vẫn còn được một số người dùng vì giá rẻ. Thuốc có tác dụng sát trùng, giảm nhờn, thường được pha trong cồn và long não, hoặc pha dưới dạng kem với resorcine có tác dụng tiêu mụn nhẹ.


6. AdapaleneCó tác dụng giống Tretinoin nhưng ít gây kích ứng.


II. Liệu pháp hormone:


Khi mụn bọc trở nên khó điều trị và kéo dài, bác sĩ thường xem xét đến liệu pháp hormone. Khi đó, liệu pháp hoormon được xem xét, bao gồm là thuốc tránh thai kháng androgen và spironolacton.
Thuốc tránh thai có tác dụng giảm tiết dầu bởi nó làm ức chế nội tiết androgen gây nên tiết bã nhờn.
- Liệu pháp hormone này thường kéo dài từ 3 – 6 tháng với những thuốc tránh thai thường dùng như sau:
- Levonorgestrel (100 micrograms) + ethinyloestradiol (20 micrograms) : Điều trị các mụn trứng cá vừa phải.
- Cyproterone acetate (25 – 100 mg hàng ngày, sử dụng từ ngày thứ 5 – 15 của kỳ kinh nguyệt): dùng để điều trị các trường hợp trứng cá nặng.
- Spironolacton ( 50-100 mg x 2 lần/ngày,  dùng ít nhất 3 tháng)
Các thuốc tránh thai thường được kết hợp với thuốc bôi trị mụn khi chữa trị mụn trứng cá nặng. Tuy nhiên, khi sử dụng liệu pháp hoormon này cần phải được bác sĩ kê toa và theo dõi chặt chẽ.
Chống chỉ định: Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không được dùng thuốc này.
Tác dụng phụ: Làm tăng Kali trong máu, nhức đầu, rối loạn kinh nguyệt…

Để điều trị mụn bọc bằng thuốc hiệu quả cao thì cần phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ, và kết hợp với các phương pháp tự nhiên sẽ giúp bạn có làn da không còn mụn trứng cá và mụn bọc.
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Hiện tại chúng tôi chưa cung cấp sản phẩm dịch vụ trên website này! Trân trọng
Tiêu điểm trong tháng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây